VN
EL

Cấm cho thuê căn hộ chung cư theo giờ

Với tình hình ngày càng nhiều chủ căn hộ chung cư khai thác nhà của mình để kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn, dẫn đến việc quản lý...

Với tình hình ngày càng nhiều chủ căn hộ chung cư khai thác nhà của mình để kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn, dẫn đến việc quản lý loại hình cho thuê này hết sức khó khăn, nhiều đối tượng lợi dụng để hoạt động mại dâm, ma túy,… Bộ xây dựng mới đây đã giải thích rõ các quy định liên quan đến việc sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, ngắn ngày và chế tài xử lý cụ thể.


Theo đó, liên quan đến các quy định về việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở, tại điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật Nhà ở 2014 đã quy định: Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm. Đồng thời, tại Điều 6 của Luật Nhà ở 2014 cũng đã quy định nghiêm cấm việc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.


Đối với việc sử dụng nhà chung cư, tại Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà chung cư, như tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật hoặc xả rác thải, nước thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật; thực hiện các hành vi nghiêm cấm quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở…
Như vậy, pháp luật về nhà ở đã có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở như kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, ngắn ngày.


Ngoài ra, tại điểm e khoản 1 Điều 39 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ trưởng Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (gọi tắt là Quy chế 02) quy định: Các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng như có trách nhiệm thông báo kịp thời về các h.ành v.i vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tại khoản 3 Điều 48 và khoản 2 Điều 49 Quy chế 02 đã có quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường, quận trong việc giải quyết, x.ử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền x.ử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư. Do vậy, các chủ sở hữu nhà chung cư khi phát hiện có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư cần phản ánh kịp thời đến UBND cấp phường, quận nơi có nhà chung cư để các cơ quan này xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.


Về chế tài xử lý các hành vi vi phạm, theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở và công sở, hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở có thể bị phạt hành chính từ 30 đến 40 triệu đồng.

Để lại bình luận của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan