Tư vấn pháp luật về việc làm lại chứng minh nhân dân
(ATS Law firm) Câu hỏi thường được các công ty luật giải đáp trong thời gian gần đây chính là việc thay đổi chứng minh nhân dân như thế nào?...
(ATS Law firm) Câu hỏi thường được các công ty luật giải đáp trong thời gian gần đây chính là việc thay đổi chứng minh nhân dân như thế nào? Chuyển đổi hộ khẩu có phải làm lại chứng minh nhân dân hay không?
Việc cấp chứng minh nhân dân được thực hiện cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp CMND là công an các huyện, thị xã và các phòng Cảnh sát QLHCVTTXH thuộc công an tỉnh, thành phố. Công dân phải làm lại CMND khi gặp phải các trường hợp bên dưới. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Tài sản bị mất cắp tại sân bay, phải làm sao?
“a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.” Theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
Thủ tục đổi CMND tại Công án cấp huyện hoặc công an tỉnh bao gồm:
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Chụp ảnh (thực hiện tại Cơ quan công an);
– In vân tay hai ngón trỏ (thực hiện tại Cơ quan công an);
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu);
– Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.