VN
EL

05 TRƯỜNG HỢP PHẢI VIẾT HOA THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, từ ngày 05/3/2020 trong các văn bản hành chính thì 05 trường hợp sau đây...

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, từ ngày 05/3/2020 trong các văn bản hành chính thì 05 trường hợp sau đây bắt buộc phải viết hoa:

  1. Viết hoa vì phép đặt câu: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng;
  2. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người;
  3. Viết hoa tên địa lý;
  4. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức;
  5. Viết hoa các trường hợp khác:
  • Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước;
  • Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự;
  • Tên chức vụ, học vị, danh hiệu;
  • Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…
  • Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm;
  • Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,…
  • Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự; Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.
  • Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm;
  • Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại;
  • Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí.

Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Để lại bình luận của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan