VN
EL

Hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng

Mới đây, Bộ Tài chính nhận được thư hỏi của độc giả Trần Xuân Hoà ở Quảng Trị về nội dung liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng....

Mới đây, Bộ Tài chính nhận được thư hỏi của độc giả Trần Xuân Hoà ở Quảng Trị về nội dung liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng.

Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu gỗ từ Lào về và đã nộp thuế GTGT đầu vào 10% tại khâu nhập khẩu, từ tháng 02/2015 đến tháng 02/2016 có số thuế đầu vào âm liên tục: 6 tỷ đồng, Vào tháng 02/2016 công ty chúng tôi đề nghị hoàn số tiền trên, đến tháng 03 năm 2016 có số thuế phát sinh đầu ra: 459 triệu đồng, do vậy đến tháng 04/2016 công ty chúng tôi làm tờ khai bổ sung tháng 02 lần 1 để điều chỉnh số thuế đề nghị hoàn trên, tờ khai tháng 04 cũng điều chỉnh tăng đồng thời củng đề nghị hoàn trong tháng 04/2016 là: 6 tỷ đồng, hồ sơ đề nghị hoàn có bù trừ số thuế phát sinh tháng 03/2016, số còn lại xin được chuyển khoản vào tài khoản của công ty.

Vậy công ty chúng tôi có được đề nghị hoàn thuế số tiền trên tại tháng 04/2016 hay không? Nếu không được hoàn thuế thì công ty chúng tôi có được bù trừ khoản thuế tháng 03/2016 hay không? Thiết nghỉ đến cuối tháng 04/2016 công ty vẫn còn âm thuế: 5,541 triệu đồng. Do có số tiền lãi nộp chậm nên công ty chúng tôi kính xin Bộ Tài Chính hướng dẫn, giải đáp sớm nhất có thể để công ty chúng tôi thực hiện đúng pháp luật quy định.

Trả lời:

 – Tại khoản 2, Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 7 Thông tư số78/2014/TT-BTCngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ chênh lệch tỷ giá:

9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:

Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ vàchênh lệch tỷ giá dođánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính,thì:

– Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập kháckhi xác định thu nhập chịu thuế.

– Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lạicác khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chínhđược bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lạicác khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗchênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗchênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặcchi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế”.

– Tại điểm 2.22, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tàichính hướng dẫn chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lạisố dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thucó gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợphải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).”

Căn cứ các quy định nêu trên:

– Trường hợp khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đơn vị được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty trong kỳ tính thuế TNDN.

– Trường hợp khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá thì Công ty tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tại điểm 2.18, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.18.Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Căn cứ theo các quy định nêu trên:

– Trường hợp Công ty đã góp đủ vốn điều lệ nhưng trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp Công ty có số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chikhông được tính vào khi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Trường hợp Công ty có số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn thì:

+ Nếu Công ty phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu Công ty chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Việc hạch toán kế toán đối với phần chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay đề nghị độc giả Trần Xuân Hoà tham khảo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp để thực hiện đúng theo quy định.

Vậy, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị trả lời để độc giả Trần Xuân Hoà biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

Để lại bình luận của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan